Cặp vợ chồng tái hôn 101 lần từng được vào sách 'Kỷ lục thế giới Guinness'
Theo nghị quyết vừa được các đại biểu thông qua vào sáng 20.2, HĐND tỉnh Bình Thuận đã biểu quyết thành lập mới 6 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, gồm: Sở Dân tộc và Tôn giáo (trên cơ sở tổ chức lại Ban Dân tộc và tiếp nhận chức năng quản lý, tham mưu tôn giáo từ Sở Nội vụ); Sở KH-CN (hợp nhất Sở KH-CN và Sở TT-TT); Sở Nội vụ (hợp nhất Sở Nội vụ với Sở LĐ-TB-XH); Sở Nông nghiệp và Môi trường (hợp nhất Sở NN-PTNT với Sở TN-MT); Sở Tài chính (hợp nhất Sở Tài chính và Sở KH-ĐT); Sở Xây dựng (hợp nhất Sở Xây dựng với Sở GT-VT).Đồng thời tổ chức lại Sở Công thương, Sở GD-ĐT, Sở Tư pháp, Sở VH-TT-DL và Sở Y tế...Nghị quyết này của HĐND tỉnh Bình Thuận có hiệu lực ngay sau khi được kỳ họp thông qua.Cũng tại kỳ họp, các đại biểu cũng biểu quyết cho thôi đại biểu HĐND tỉnh đối với đại tá Nguyễn Anh Nghĩa (nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận) và Nguyễn Dân (nguyên Bí thư Huyện ủy Tuy Phong) do có đơn xin thôi làm nhiệm vụ, nghỉ hưu.Cũng trong sáng 20.2, Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức hội nghị công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định điều động, luân chuyển bà Nguyễn Thị Toàn Thắng, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GĐ-ĐT Bình Thuận, đến nhận công tác tại Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; giữ chức vụ Phó trưởng ban. Thời gian giữ chức vụ 5 năm, kể từ ngày 20.2.2025.Điều động ông Nguyễn Tuấn Anh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Tánh Linh, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, thôi giữ chức Bí thư; đến nhận công tác tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bình Thuận và giữ chức vụ Phó trưởng ban. Thời gian giữ chức vụ 5 năm, kể từ ngày 20.2.2025.Đồng thời, Ban Thường vụ Tỉnh ủy có quyết định điều động, luân chuyển ông Nguyễn Quốc Nam, Giám đốc Sở GT-VT Bình Thuận; chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Tánh Linh, nhiệm kỳ 2020 - 2025 thay cho ông Nguyễn Tuấn Anh, kể từ ngày 20.2.2025.'Anh nuôi' của 8.000 em nhỏ vùng cao
Gần 1 năm sau, người dân bất ngờ phát hiện phần đầu tượng bị lấy cắp bị vứt rơi lăn lóc tại nghĩa địa xã Yên Lợi, vẫn được bọc cẩn thận trong tấm vải đỏ.
Càng béo càng yếu 'chuyện ấy', sự thật thế nào?
Ngày 6.3, một lãnh đạo UBND H.Kon Rẫy (Kon Tum) cho biết đã chỉ đạo Công an TT.Đăk Rve (H.Kon Rẫy) xác minh, làm rõ vụ chủ điểm du lịch View siêu chill trên đèo Măng Đen (thuộc QL24) "tác động vật lý" tài xế taxi.Sáng cùng ngày, trên mạng xã hội Facebook xuất hiện 2 đoạn clip ghi lại cảnh tài xế taxi bị một người tại điểm du lịch trên xô đẩy.Theo nội dung đoạn clip, sáng 6.3, 1 tài xế taxi chở khách đến điểm du lịch trên để ngắm cảnh. Khi vào quầy nước gọi đồ uống, tài xế taxi có hỏi người đang pha chế trong quầy giá 1 ly cà phê. Người đứng trong quầy cho biết ly cà phê giá 50.000 đồng. Lúc này, tài xế taxi liền nói "mắc vậy cha", ngay sau đó, 2 người xảy ra cãi vã. Đỉnh điểm, người đứng trong quầy liền bước ra văng tục, xúc phạm và có hành vi "tác động vật lý" đối với tài xế trên. Ở đoạn clip sau, 2 người tiếp tục cự cãi, khi tài xế taxi bước ra xe với ý định bỏ đi thì người pha chế liền đi theo và có hành động xô đẩy đối với tài xế này.Hai đoạn clip nhanh chóng thu hút hàng ngàn lượt chia sẻ, bình luận trên mạng xã hội.Chiều 6.3, Chủ tịch UBND TT.Đăk Rve Nguyễn Tấn Vũ cho biết sau khi 2 đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội, địa phương đã yêu cầu công an vào cuộc. Qua xác minh của công an, người xảy ra xô xát với tài xế taxi là ông Nguyễn Minh Đạt, chủ đầu tư điểm du lịch View siêu chill trên đèo Măng Đen.Tài xế taxi liên quan đến vụ việc chưa đến Công an TT.Đăk Rve để trình báo. Hiện cơ quan công an mới chỉ mời ông Đạt đến trụ sở để làm rõ.Như Thanh Niên đã đưa tin, người đứng ra đầu tư, xây dựng điểm du lịch View siêu chill trên đèo Măng Đen là ông Nguyễn Minh Đạt. Trên thửa đất này, ông Đạt đã san lấp mặt bằng và xây dựng 9 chòi gỗ, lợp tranh. Trong đó, 7 chòi phục vụ cho du khách ăn uống, chụp ảnh; 1 chòi bán hàng. Hiện trạng khu vực trên là đất nông nghiệp và chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Qua các lần kiểm tra, UBND H.Kon Rẫy xác định điểm du lịch này có nhiều vi phạm như: kinh doanh, buôn bán trên đất nông nghiệp là sai mục đích; tự ý đấu nối với QL24 khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép. Tại các biên bản làm việc, đoàn kiểm tra yêu cầu ông Đạt dừng mọi hoạt động buôn bán, kinh doanh, tháo dỡ biển hiệu và các chòi xây dựng sai quy định, trả lại hiện trạng ban đầu. Nếu không thực hiện, ông Đạt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.Mặc dù vậy, chủ đầu tư điểm du lịch trên vẫn không chấp hành yêu cầu của cơ quan chức năng. Theo ông Nguyễn Tấn Vũ, sau ngày 6.3, nếu ông Đạt không tiến hành tháo dỡ các công trình vi phạm thì đoàn liên ngành tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo quy định."Ngày mai (7.3 - PV), đoàn liên ngành của xã, huyện sẽ phối hợp cùng thanh tra giao thông, hạt quản lý đường bộ đến địa điểm trên để làm việc. Nếu ông Đạt không chấp hành tháo dỡ các công trình vi phạm thì đoàn liên ngành sẽ tiến hành xử phạt theo quy định", ông Vũ nói.
Nói đến Khánh Hòa, nhiều người liên tưởng ngay đến sản vật thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này là xứ trầm, biển yến. Trầm hương không chỉ là sản phẩm kinh tế có giá trị mà còn là biểu tượng văn hóa, tâm linh và niềm tự hào của người dân Khánh Hòa. Huyện Vạn Ninh vốn là thủ phủ của trầm hương Khánh Hòa hàng trăm năm nay. Trầm hương đã tạo ra muôn vàn loại thuốc quý, những món đồ trang sức, quà tặng giá trị và mang ý nghĩa tâm linh, từ đó tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm người dân địa phương.Hiện nay, làng nghề xoi trầm hương xã Vạn Thắng có khoảng 400 hộ với hơn 700 nhân khẩu làm nghề. Đây là nghề cha truyền con nối đã hơn 100 năm. Trước đây, các hộ làng nghề chủ yếu làm gia công sản phẩm nên đầu ra bấp bênh. Những năm gần đây, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên làng nghề đã chế tác ra nhiều dòng sản phẩm rất tinh xảo và mang lại giá trị kinh tế cao. Từ đó, đầu ra sản phẩm được mở rộng, giúp nâng cao thu nhập cho người dân. Ngày 7.9.2016, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định công nhận thôn Phú Hội 1, xã Vạn Thắng (H.Vạn Ninh) là làng nghề truyền thống xoi trầm có tuổi đời trên trăm năm. Để phát triển nghề, làng nghề, nghề truyền thống, Hợp tác xã Trầm hương Vạn Thắng đã được thành lập để liên kết các hộ làm trầm, tạo bước đi bền vững, hội nhập. Đến với làng nghề trầm hương xã Vạn Thắng, du khách sẽ được xem và trải nghiệm công việc của những người thợ xoi trầm, được tìm hiểu hành trình tạo trầm trên cây dó bầu cho đến quy trình sơ chế, gia công các sản phẩm từ trầm như: Trầm cảnh mỹ nghệ, vòng trang sức trầm hương, nhang trầm hương không tăm và nhang trầm hương có tăm; tinh dầu trầm…Ông Trần Công Đức, Giám đốc Hợp tác xã Trầm hương xã Vạn Thắng, cho biết HTX không chỉ mang lại nguồn sinh kế ổn định mà còn góp phần bảo tồn một di sản quý giá, tạo ra các sản phẩm trầm hương tinh xảo, nâng tầm thương hiệu trầm hương Việt Nam trên bản đồ thế giới.Giữa cái lạnh khi tiết trời sang đông, ông D.N.T vẫn miệt mài với công việc điêu khắc trầm. Chăm chút, tẩn mẩn đẽo gọt khúc dó bầu để loại bỏ đi phần giác, giữ lại phần có trầm, những cây trầm cảnh to và cao gần 1m dưới bàn tay của ông đã dần thành hình, trở thành những cây trầm cảnh có giá hàng trăm triệu đồng. Làm trầm cảnh là con đường giúp ông D.N.T cũng như làng nghề xoi trầm Vạn Thắng có của ăn của để. Trên địa bàn huyện Vạn Ninh hiện còn hàng chục cơ sở sản xuất, kinh doanh trầm hương, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động với mức từ 6-8 triệu đồng/tháng. Ông Lưu Thế Anh (ngụ tại TP.Nha Trang, Khánh Hòa) trong một lần đi tìm sản phẩm trầm hương để tặng cho người bạn thân nhân dịp tân gia đã tìm đến làng nghề trầm hương Vạn Thắng. Những sản phẩm trầm cảnh mỹ nghệ từ các nghệ nhân xoi trầm đã cuốn hút anh, không chỉ mua tặng cho người bạn, anh còn mua thêm nhiều sản phẩm để trang trí cho nhà mình.Những năm gần đây, khách du lịch cũng như những người đam mê về trầm hương trong và ngoài nước thường xuyên đến làng nghề xoi trầm hương Vạn Thắng; một số doanh nghiệp đã đưa khách du lịch tới tham quan làng nghề và họ rất thích thú. Ngày 20.12, UBND huyện Vạn Ninh tổ chức lễ công bố làng nghề xoi trầm hương (xã Vạn Thắng) là địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Chia sẻ về hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, Chủ tịch UBND xã Vạn Thắng Huỳnh Văn Hóa, cho biết thông qua HTX Trầm hương Vạn Thắng cũng như sự hỗ trợ từ huyện Vạn Ninh và tỉnh Khánh Hòa, địa phương đã tiến hành xây dựng các mối liên kết với các doanh nghiệp toàn quốc, mở rộng chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Đồng thời tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có để tạo bước đột phá phát triển du lịch cộng đồng. "Việc kết hợp giữa làng nghề với các hoạt động du lịch trải nghiệm đã mở ra cơ hội quảng bá sản phẩm, đưa Phú Hội 1 nói riêng và xã Vạn Thắng nói chung trở thành điểm đến độc đáo cho du khách, nơi du khách có thể tham quan quy trình xoi trầm, chế tác thủ công và cảm nhận giá trị văn hóa bản địa", ông Hóa cho biết thêm.4 năm qua, HTX Trầm hương Vạn Thắng đã không ngừng nỗ lực xây dựng thương hiệu, trở thành đơn vị tiên phong trong việc phát triển và bảo tồn nghề trầm hương. Đến nay, HTX đã vinh dự đạt được nhiều thành tích nổi bật, trong đó có:- 2 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa: Bằng khen "Có thành tích tiêu biểu thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2019-2021" và Bằng khen "vì thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế tập thể, được công nhận là hợp tác xã điển hình tiên tiến năm 2023.- Bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vì những đóng góp tích cực trong sản xuất, kinh doanh và xây dựng nông thôn mới năm 2023.- Cùng nhiều giấy khen của các cơ quan, tổ chức khác.
Quân hàm xanh trên miền băng giá
Theo báo cáo từ Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO), con số này tăng 8,2% so với năm 2023 và 25,5% so với năm 2019 - năm trước đại dịch Covid-19.Năm 2023 đánh dấu một nửa thế kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Nhiều hoạt động giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa đã diễn ra trong suốt năm.Hoàng thái tử Nhật Bản Akishino và Công nương đã thăm chính thức Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ song phương. Song song đó, JNTO đã triển khai chiến dịch "Quảng bá du lịch Nhật Bản", bổ nhiệm gia đình Nhi Thắng làm Đại sứ cho chiến dịch. Các hoạt động như sản xuất video quảng bá, dán áp phích lớn tại Đại sứ quán Nhật Bản và Tổng lãnh sự quán tại TP.HCM đã thu hút đáng kể.Trong năm 2024, số lượt khách Việt Nam đến Nhật Bản cao nhất vào tháng 3 (đạt 67.475 lượt) và thấp nhất vào tháng 12 (40.000 lượt, ước tính). Sự gia tăng mạnh mẽ trong mùa hoa anh đào và lá đỏ nhấn mạnh sự thu hút của các mùa du lịch trọng điểm.Tính chung, JNTO ghi nhận sự gia tăng 25,5% so với năm 2019 - năm cao điểm trước đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong khi du khách chủ yếu tập trung ở Tokyo, Osaka và Kyoto, JNTO đang tiến hành giới thiệu những điểm đến địa phương nhằm giảm tải tắc nghẽn du lịch.Từ tháng 4.2025, Nhật Bản sẽ đón chờ Triển lãm Thế giới (Expo Osaka Kansai), sự kiện dự kiến thu hút một lượng lớn khách quốc tế. JNTO kỳ vọng du khách Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp lớn vào lượng khách quốc tế này. Bằng việc tăng cường quảng bá những đặc trưng địa phương, các chiến lược như "Du lịch bền vững" và "Gia tăng tiêu dùng" sẽ giúp đảm bảo mức tăng trưởng lâu dài.Số lượt khách Việt Nam đến Nhật Bản trong năm 2024 là bằng chứng cho mối quan hệ gắn kết giữa hai quốc gia. Với những chiến lược và kế hoạch quảng bá mới, tương lai có thể trở thành một chương mục còn tươi sáng hơn cho du lịch hai nước trong những năm tới.